Mega Story
Thiết bị đào tạo nghề tự làm trở thành sản phẩm thương mại
Xuất phát là một mô hình đào tạo nghề tự làm, Bộ thiết bị điều khiển giám sát qua mạng internet sử dụng kết nối wifi và mạng dữ liệu di động (tác giả là Th.S Lương Thanh Long, giảng viên khoa Ðiện tử - Tin học, Trường CÐ Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn) đã được phát triển thành một sản phẩm thương mại, từng bước có chỗ đứng trên thị trường.
Miệt mài hành trình truyền lửa nghề
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11), xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện của 3 nhà giáo tiêu biểu, đại diện của 3 trường: CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, CĐ Y tế Bình Định, CĐ Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ. Đây cũng là các nhà giáo đạt thành tích cao tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh năm 2023.
Học trường nghề giờ dễ tìm việc trong nước lẫn xuất ngoại
Học sinh tốt nghiệp trung cấp, có bằng lớp 12 và học nghề cơ khí, điện, công nghệ ô tô có cơ hội sang Hàn Quốc du học theo dạng vừa học vừa làm. Nếu tay nghề tốt sẽ được giữ lại lâu dài. "Có bao nhiêu người, phía bạn tiếp nhận bấy nhiêu"
Đào tạo nhân lực của Viêt Nam đang ngược chuẩn thế giới?
"Tại các nước phát triển, cơ cấu nhân lực chuẩn sẽ theo hình chóp, cứ 1 người học đại học sẽ có 2-3 người học cao đẳng, 3-5 người học trung cấp, nhưng Việt Nam thì ngược lại", vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên cho biết.
Học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi xuất khẩu lao động mong đổi đời
Không ít em là học sinh giỏi nhiều năm liền, thậm chí đỗ trường đại học top đầu cả nước nhưng lại không mặn mà với con đường đại học. Các em chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức ở xứ người.
Học nghề dễ kiếm việc, lương cao sao học sinh chỉ ôm mộng đại học
Khảo sát nhu cầu lao động năm 2022 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho thấy, doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên chỉ hơn 20% còn nhu cầu nhân lực trình độ nghề lại chiếm gần 66%.
Những bước chân không mỏi
Không chỉ là một giáo viên tâm huyết với nghề, có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu khoa học của trường, Huy còn là một các bộ Đoàn nhiệt tình, năng động. Sau nhiều năm công tác đoàn ở Liên chi đoàn khoa Điện thì vào tháng 4 năm 2022, trong Đại Hội Liên Chi đoàn khoa Điện, Huy được bầu làm Bí thư liên chi. Với công tác Đoàn, tôi thấy Huy gần như xuất hiện trên mọi mặt trận, khi thì với tư cách là một huấn luyện viên kiêm săn sóc viên cho các đội tuyển bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, lúc thì vui vẻ trong các chuyến đi tình nguyện cùng các đoàn viên, thanh niên khoa Điện ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, khi thì say sưa cùng các bạn sinh viên triển khai các ý tưởng khởi nghiệp.
Gỡ bỏ định kiến trong đào tạo hệ 9+ của trường nghề
Với mô hình 9+ sẽ có khoảng 30% các em học liên thông, còn lại thì phần lớn tiếp cận với các doanh nghiệp ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Tỷ lệ có việc làm hơn 90%. Tại Việt Nam, hiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ mới chỉ đạt 21%. Cơ hội việc làm cho học sinh hệ 9+ sau khi ra trường là không nhỏ. Có thể thấy, học nghề sớm cũng là một lựa chọn để phát triển trong tương lai.
"Không phải cứ học giỏi là vào đại học, còn học dốt là học nghề"
"Những em học giỏi nhưng vẫn đi học nghề là chuyện bình thường vì họ có thiên hướng phát triển kỹ năng nghề. Không phải cứ học giỏi mới vào đại học, học dốt mới học nghề".
Đề cương tuyên truyền Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam
Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật
Đào tạo gắn với việc làm, ưu thế trường nghề tuyển sinh
Công tác tuyển sinh với các trường cao đẳng, trung cấp năm nay kéo dài hơn mọi năm do khối các trường đại học vẫn đang tuyển bổ sung. Bên cạnh các trường cao đẳng, trung cấp đang chật vật tuyển sinh nhưng vẫn có những trường đã cơ bản "về đích" trong cuộc đua này khi gắn đào tạo với việc làm.
Bất cập khi thích làm thầy, không làm thợ. Bài cuối: Hướng nghiệp từ cuối cấp THCS là phù hợp nhất
Công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh dù đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều thách thức. Vì sao công tác này chưa đáp ứng yêu cầu xã hội? Đâu là giải pháp vấn đề? Phóng viên Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Linh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực - Bộ GDĐT (MOET-TSC) về vấn đề này.
Bất cập khi thích làm thầy, không làm thợ. Bài 4: Chọn trường học theo năng lực
Đến thời điểm này các thí sinh đã hoàn tất việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học (ĐH) năm 2022. Việc học ngành nào, trường nào cũng có cả một khoảng thời gian dài để các em cân nhắc, chọn lựa. Nhưng hẳn trước đó cả phụ huynh và thí sinh đều không dễ quyết định trước “ngã rẽ” cuộc đời của các bạn trẻ.
Bất cập khi thích làm thầy, không làm thợ - Bài 3: Lãng phí nguồn nhân lực
Để đảm bảo đủ nguồn tuyển, các trường dạy nghề không “bắc nước chờ gạo” mà cần chủ động tổ chức ngày hội tư vấn, hướng nghiệp đến từng địa phương, thậm chí từng trường THCS, THPT để cung cấp thông tin về ngành nghề đào tạo, khả năng tìm kiếm việc làm sau ra trường. Từ đó góp phần thay đổi nhận thức, quan niệm của phụ huynh, học sinh (HS) về phân luồng, hướng nghiệp, tham gia học nghề sớm, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Bất cập khi thích làm thầy, không làm thợ. Bài 2: Phân luồng hướng nghiệp: Làm cho thực chất
Mục tiêu ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề ra là đến năm 2020 có 30% học sinh (HS) tốt nghiệp THCS vào trung cấp chuyên nghiệp và học nghề, nhưng đến nay sau 2 năm vẫn chưa đạt. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do công tác phân luồng, hướng nghiệp HS dù đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều thách thức.
Bất cập khi thích làm thầy, không làm thợ - Bài 1: Lối rẽ nào cho học sinh không học tiếp lên THPT?
Thực tế cho thấy, không nhiều sinh viên khi ra trường có thể theo đúng ngành học mình đã chọn. Trong khi đó, việc hướng nghề cho học sinh bậc học phổ thông vẫn đang là bài toán chưa có lời giải thực sự thỏa đáng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học, vì sao nhân lực du lịch vẫn thiếu?
Phó thủ tướng đặt vấn đề, nhân sự ngành du lịch ở Việt Nam đang được đào tạo theo nhiều cấp bậc, từ những khóa sơ cấp qua các chứng chỉ ngắn hạn đến cả những chương trình sau đại học, "nhưng vì sao nhân lực của chúng ta trong ngành này vẫn thiếu?".
GDNN Bình Định: Tăng cường nâng tầm kỹ năng lao động và hợp tác đào tạo quốc tế
Theo số liệu gần đây của Tổng Cục thống kê, số lao động chưa qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ, chưa được công nhận trình độ (kỹ năng, đào tạo) là 73,9%… theo đó bộ phận lao động này sẽ phải làm việc ở khu vực công việc giản đơn, hiệu suất thấp. Trong cơ cấu đào tạo, trình độ cao đẳng, trung cấp còn thấp. Kỹ năng, tay nghề, ngoại ngữ của lao động Việt Nam còn thấp so với lao động trong khu vực và thế giới.
Học nghề sau THCS - Từng bước thay đổi định kiến - Kỳ 2: Thúc đẩy phân luồng học sinh sau THCS
Nhiều học sinh, phụ huynh đã có tâm lý cởi mở hơn với học nghề trong những năm gần đây. Song, kết quả thực hiện vẫn còn khoảng cách khá xa với mục tiêu đặt ra tại Ðề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh”, đòi hỏi cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ hơn trong thời gian tới.
Học nghề sau THCS - Từng bước thay đổi định kiến - Kỳ 1: Nghĩ khác, chọn khác
Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh” được UBND tỉnh ban hành ngày 30.9.2019 là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động đào tạo nghề.
Xã hội nặng về bằng cấp khiến doanh nghiệp khan hiếm lao động
Trong khi thực tiễn rất nhiều doanh nghiệp thiếu đội ngũ công nhân, kỹ sư, cử nhân cao đẳng có tay nghề, nhưng xã hội vẫn nặng "bằng cấp", khiến doanh nghiệp khan hiếm lao động.
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao phân luồng HS tốt nghiệp THCS vào học nghề
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng Nhà nước, trong đó việc giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh đã đặt ra nhiều năm nhưng kết quả thực hiện chưa như mục tiêu đặt ra, xã hội vẫn nặng về “bằng cấp”, trong khi thực tiễn rất nhiều doanh nghiệp thiếu đội ngũ công nhân, kỹ sư, cử nhân cao đẳng có tay nghề phục vụ cho việc phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung
Những bước tiến mới của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Bình Định, chịu sự quản lý nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường có bề dày truyền thống về đào tạo nghề gần 60 năm, giai đoạn 2015-2020 Trường là 01 trong 45 trường nghề Chất lượng cao của cả nước
Thư kêu gọi đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Nhân Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 04/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư kêu gọi đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động "Vì một Việt Nam chiến thắng dịch bệnh và phát triển thịnh vượng".
Tuyên truyền kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7/1947 - 27/7/2021
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “.... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược
Hợp tác, hỗ trợ đào tạo nghề hiệu quả
Hoạt động hợp tác giữa Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn với 4 trường nghề thuộc 4 tỉnh Nam Lào (Attapu, Champasak, Salavan, Sekon) bắt đầu từ năm 2013. Trong hành trình 8 năm qua Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn đã thể hiện tốt vai trò “người giúp đỡ”.
Văn hóa ứng xử trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp
Khi nói “văn hóa ứng xử”, là nói tới những cái hay, cái đẹp được ích lũy thành giá trị, thành chuẩn mực trong ứng xử và giao tiếp hàng ngày. Có nhiều mối quan hệ trong văn hóa ứng xử.
Ôn thi tay nghề quốc gia giữa mùa dịch
Dù kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 đã được dời từ cuối tháng 3 sang cuối tháng 4 và diễn biến dịch Covid-19 trong nước ngày một căng thẳng, song, các giáo viên hướng dẫn và sinh viên thuộc đội tuyển vẫn đang nỗ lực ôn thi theo nhiều cách thức khác nhau.
Điểm sáng trong thực hiện thí điểm tự chủ theo quyết định số 540/QĐ-TTG
Tọa lạc tại thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn với bề dày gần 60 năm xây dựng và phát triển. Được thành lập từ năm 1962, qua nhiều lần thay đổi tên gọi nhưng trường luôn giữ vững chất lượng đào tạo và khẳng định thương hiệu của mình. Trường là một trong ba đơn vị thực hiện thí điểm tự chủ trong lĩnh vực GDNN theo Quyết định số 540/QĐ-TTg, ngày 04/6/2016; đã trở thành “ điểm sáng”.