Khoa Hàn và CTTB Cơ khí

1. Giới thiệu về Khoa Hàn – Chế tạo thiết bị cơ khí

Khoa Hàn & Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí chính thức được thành lập Tháng 7 năm 2017 trên cơ sở tách khoa Cơ Khí bao gồm 2 nghề : Nghề Hàn và Nghề CTTBCK.

a. Về cơ cấu tổ chức:

b. Về trình độ chuyên môn:

  • 03 thạc sỹ Kỹ thuật
  • 01 cao học Kỹ thuật
  • 05 kỹ sư chuyên ngành
  • 01 Cao đẳng

c. Về đoàn thể:

- Tổ chức Đảng: Khoa Hàn-CTTBCK có 08 Đảng viên - trực thuộc Chi bộ Các khoa nghề I.

- Đoàn thể gồm: 01 tổ Công đoàn và 01 Liên Chi đoàn khoa

2. Chức năng, nhiệm vụ

- Đào tạo 03 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Đào tạo nghề chuyên sâu cho sinh viên tham gia thi giỏi tay nghề các cấp. Đào tạo nâng cao chuyên môn cho những cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp có nhu cầu.

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của nhà trường.

- Thực hiện biên soạn, rà soát và hiệu chỉnh chương trình dạy nghề, giáo trình nội bộ hàng năm trên cơ sở thông tư hướng dẫn của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp ban hành, với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên tốt nghiệp. Tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại các công ty trong và ngoài tỉnh.

- Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, làm thiết bị dạy nghề, đồ dùng dạy học tự tạo….

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị vật tư phục vụ đào tạo dạy nghề.

3. Cơ sở vật chất

            Khoa có 3 xưởng học thực hành. Thiết bị thực hành các xưởng được trang bị từ nguồn thiết bị viện trợ của chính phủ Hàn Quốc và đầu tư mua sắm theo Chương trình mục tiêu quốc gia cho nghề trọng điểm hàng năm một cách đồng bộ, hiện đại, mang tính ứng dụng và thực tế cao. Đảm bảo việc dạy và thực tập của sinh viên tại khoa. Cụ thể:

  • Xưởng thực hành hàn (Xưởng hàn 1)
  • Xưởng thực hành hàn – Chế tạo thiết bị cơ khí (Xưởng hàn 2)
  • Xưởng thực hành nguội – chế tạo thiết bị cơ khí (Xưởng hàn 3)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT KHOA HÀN-CTTBCK

Học tập kết hợp sản xuất

Học tập kết hợp sản xuất

Thực hành hàn

Thi học sinh sinh viên giỏi tay nghề

Tham gia kỳ thi tốt nghiệp (thực hành nghề)

Học thực hành bộ môn Chế tạo thiết bị cơ khí

4. Mục tiêu đào tạo

Khoa được Nhà trường giao nhiệm vụ quản lí và đào tạo 2 nghề: Nghề Hàn và Nghề Chế tạo thiết bị cơ khí

4.1. Nghề Hàn

a. Về kiến thức

+ Hiểu được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ tiêu chuẩn kỹ thuật với trình độ Anh văn chuyên ngành.

 + Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn hồ quang tay, MAG-MIG, FCAW, SAW, TIG.

+ Hiểu được nguyên lý cấu tạo và vận hành được các trang thiết bị hàn hồ quang tay, MAG-MIG, FCAW, SAW.

+ Trình bày được các khuyết tật của mối hàn hồ quang tay, MAG-MIG, FCAW, SAW, TIG, nguyên nhân và biện pháp đề phòng.

 + Phân tích được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn.

+ Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xảy ra.

 + Hiểu và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất.

+ Có hiểu biết một số kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động.

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

  + Có kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh.

b. Về kỹ năng

+ Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng máy cắt cầm tay, máy cắt thủy lực, mỏ cắt khí bằng tay và máy cắt khí con rùa.

+ Đấu nối được thiết bị hàn hồ quang tay, MAG-MIG, FCAW, TIG một cách thành thạo.

+ Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn hồ quang tay, MAG-MIG, FCAW, SAW, TIG.

+ Cài đặt được chế độ hàn TIG trên máy hàn.

+ Tính toán được chế độ hàn thích hợp khi thực hiện các nhiệm vụ, công việc hàn cụ thể.

+ Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cấu kỹ thuật.

+ Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn hồ quang tay, MAG-MIG, FCAW, SAW, TIG ứng với các loại vật liệu khác nhau.

+ Hàn được các mối hàn góc và mối hàn giáp mối bằng phương pháp hàn Hồ quang tay ở các vị trí.

+ Hàn được các mối hàn góc và mối hàn giáp mối bằng phương pháp hàn MIG - MAG ở các vị trí.

+ Hàn được các mối hàn góc và mối hàn giáp mối bằng phương pháp hàn TIG ở các vị trí.

+ Hàn được các mối hàn SAW vị trí 1F, 2F, 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

 + Hàn được thép không gỉ bằng phương pháp MIG, TIG, SAW đạt yêu cầu.

 + Hàn được hợp kim nhôm, đồng bằng phương pháp hàn MIG, TIG và hàn khí.

   + Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng.

   + Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn.

  + Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Có tác phong công nghiệp, tôn trọng và chấp hành nội quy của cơ quan.

- Có tinh thần cầu tiến, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.

- Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống.

- Tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với xu thế phát triển của công nghệ ngày càng cao của khoa học kỹ thuật.

d. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp ở những bộ phận có liên quan đến nghề Hàn.

- Làm tổ trưởng, trưởng nhóm.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

4.2. Nghề Chế tạo thiết bị cơ khí

a. Kiến thức

- Phân tích đư­ợc bản vẽ chi tiết gia côngvà bản vẽ lắp;

- Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;

- Mô tả đ­ược quá trình biến dạng của kim loại khi có ngoại lực tác dụng;

- Phân biệt được hệ trục tọa độ trên máy CNC;

- Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con ng­ười và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cư­ờng độ lao động, tăng năng suất.

b. Kỹ năng nghề nghiệp

- Lựa chọn đư­ợc các loại vật tư­, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;

- Đọc được bản vẽ thi công, bản vẽ tách, lắp ghép và các tài liệu liên quan;

- Tính toán, khai triển, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu được một số chi tiết đơn giản, không phức tạp của nghề;

- Vẽ đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

- Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;

- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;

- Triển khai kích thư­ớc, phóng dạng chính xác trên thép tấm và thép hình;

- Thao tác nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật cao ở dạng: Ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, cho các công trình công nghiệp và dân dụng;

- Lập được chương trình trên máy CNC đảm bảo yêu cầu;

- Chế tạo được các loại chi tiết cơ khí thông dụng ứng dụng trong sửa chữa và thay thế của nghề.

c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Có thể đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

d. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau tốt nghiệp sẽ tham gia làm việc ở các lĩnh vực:

- Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máycó liên quan đến ngành cơ khí;

- Tổ trưởng sản xuất;

- Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

- Có khả năng tự tạo việc làm;

- Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

5. Phương pháp giảng dạy

5.1. Lý thuyết

- Sử dụng bài giảng điện tử.

- Phương pháp thực nghiệm, tích hợp lý thuyết và thực hành.

- Phương pháp tích cực hóa người học: giao bài tập cá nhân, bài tập nhóm, đồ án môn học.

5.2. Thực hành

- Phương pháp dạy nghề theo kỹ năng: giáo viên hướng dẫn ban đầu, thao tác mẫu và học sinh thực hiện qui trình chế tạo, hàn, lắp ráp, sửa chữa các thiết bị theo phiếu hướng dẫn thực hiện.

- Mô-đun hóa các bài thực hành mang tính hệ thống.

6. Phương pháp học tập

- Chủ động học tập, tích cực thu thập tài liệu mở rộng kiến thức.

- Trau dồi kỹ năng, tay nghề, nâng cao năng lực chuyên môn.

- Tổ chức làm việc nhóm, thảo luận và thuyết trình đề tài.

7. Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ ngành nghề theo học, khoa Hàn - CTTBCK sẽ bố trí các buổi tham quan doanh nghiệp, xí nghiệp, mời doanh nghiệp giới thiệu ngành nghề, vị trí làm việc để sinh viên có định hướng học tập tốt.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

8. Thành tích đạt được

- Lưu lượng sinh viên trong khoa từ 300 đến 350 em, sinh viên theo học ngày càng nhiều.

- Các thiết bị tự làm của khoa tham gia “Hội thi Thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh” đều đạt giải cao. Cụ thể đã đạt 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích.

- Liên chi Đoàn luôn đạt danh hiệu “Liên chi đoàn vững mạnh xuất sắc”.

- Tổ Công đoàn đạt danh hiệu xuất sắc.

- Đảng viên tham gia sinh hoạt tại Chi bộ Đảng được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.

9. Định hướng phát triển

- Tiếp tục đào tạo có chất lượng cao với 03 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Đẩy mạnh công tác đào tạo gắn với chất lượng để thu hút người học.

- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị thực hành để đáp ứng đào tạo nghề Hàn đạt chuẩn trình độ khu vực, nghề Chế tạo thiết bị cơ khí đạt chuẩn quốc gia.

- Phát triển đội ngũ giảng dạy đạt chuẩn theo hướng tích hợp, cử cán bộ giáo viên đi nghiên cứu sinh, học tập trong nước và đi học các chuyên đề chuyên sâu.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kết hợp chặc chẽ giữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học gắn liền với cở sở sản xuất trong và ngoài tỉnh.

- Đào tạo, phát triển, đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao lĩnh vực cơ khí cho địa phương và khu vực.

STT

Họ và tên

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

 1.

Nguyễn Duy Hà

P. Trưởng khoa 

Thạc sỹ Chế tạo máy 

 2.

Nguyễn Bá Thu

TBM Hàn 

Thạc sỹ Chế tạo máy 

 3.

Nguyễn Thanh Sang

Thư ký khoa 

Kỹ sư Hàn

 4.

Trương Văn Nga

TT tổ công đoàn 

Kỹ sư Chế tạo máy

 5.

Nguyễn Phước Vân

Giáo viên 

Thạc sỹ Chế tạo máy 

 6.

Nguyễn Quốc Trưởng

P. Bí thư Liên chi  

Cao học Chế tạo máy

 7.

Nguyễn Thành Đô

Bí thư Liên chi  

Kỹ sư Chế tạo máy

 8.

Huỳnh Duy Việt

Giáo viên      

Kỹ sư Chế tạo máy

 9.

Mạc Thanh Lâm

Giáo viên 

Kỹ sư Chế tạo máy

 10.

Đoàn Văn Trọng

Giáo viên 

Cao đẳng gò hàn